Sau khi hỏi bạn bè, tôi thấy có một số nguyên nhân mà người Việt thích dùng còi:
1. Còi cho chắc. Tức là không cần biết, cứ thấy hơi đông xe là cứ còi để chắc chắn người khác thấy mình, không đâm vào mình.
2. Còi để thúc giục. Ở đèn đỏ, khi tắc đường, hãy bấm thật nhiều còi cho người phía trước thấy sốt ruột, đi cho nhanh.
3. Còi như một thói quen. Cũng không hiểu vì sao lại còi, nhưng chỉ hơi thấy có gì đó ở phía trước mình là còi ngay lập tức.
4. Còi vì bực tức. Giao thông ở Việt Nam rất hỗn loạn, nhất là giờ tan tầm, người đi ngang, đi dọc, nhảy lên vỉa hè, tạt đầu, cướp đường. Không đồng tình với những hành vi này nên còi như thay tiếng hét "đi đứng thế à?".
5. Còi để báo cho người khác biết. Nhiều người đi xe như không nhìn thấy người khác nên phải còi để báo rằng "chỗ này tôi đang đi/đứng rồi, tránh xa ra nhé".
Tham khảo: Ghế xếp thư giãn giúp ngủ ngon, hạn chế đau lưng mỏi cổ đặc biệt tốt cho người lớn tuổi
Nhiều người không biết bấm còi vô tội vạ sẽ bị sử phạt, pháp luật Việt Nam đã quy định:
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.